G-WSV06XVJM7

Tết xưa và những mong ước của người Việt

Gần một tháng nữa là Tết đến. Chút se lạnh cuối đông lùi dần để nhường cho không khí ấm áp của mùa xuân đang len lỏi, tìm vào tận từng ngõ hẻm của làng quê. Những nụ hoa đào nở sớm dường như toát lên vẻ ngượng ngùng và tiếc nuối, vì đã vội vàng khoe sắc khi xuân vẫn còn chưa kịp đến. Dù đã trải qua biết bao năm, nhưng cứ mỗi dịp xuân về, Tết đến mỗi người con xa quê lại trào dâng nỗi nhớ nhung về hình ảnh cái Tết của những ngày xa xưa…

Ngày trước, gia đình bình dân không thể thiếu bánh chưng, cây đào. Nhà khá giả chuẩn bị thêm bộ đồ Tây, rượu ngoại hay chăm chút cho củ thủy tiên nở đúng đêm giao thừa…Hãy cùng Việt One tìm về quá khứ với những hình ảnh Tết Nguyên Đán ngày xưa của người Việt các bạn nhé!

Một góc chợ tết ngày trước
Mọi nguyên liệu để chuẩn bị cho những bữa tiệc mừng năm mới đều được bày bán
Gian hàng bán tranh trang trí ngày tết
Một góc chợ hoa tết xưa
Ông đồ già và câu đối đỏ là điều không thể thiếu mỗi dịp đón tết

Người Việt quan niệm ngày Tết không thể thiếu nhành hoa, bức tranh, câu đối. Giáp Tết, nhà nhà đều tự lựa chọn cho gia đình mình những bức tranh, câu đối..đẹp nhất để trang trí cho dịp Tết

Bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất.

Bánh chưng âm dành cho Mẹ, bánh dầy dương dành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu, để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

Cùng nhau nấu bánh chưng bên bếp lửa ấm cúm

Bánh chưng, bánh giầy là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam. Ngày xưa khâu chuẩn bị gói bánh chưng là hoạt động tấp nập, vui vẻ nhất những ngày trước Tết Nguyên đán. Người người, nhà nhà mua lá, đãi gạo, đậu, chọn thịt nửa, nửa nạc rồi gói những chiếc bánh vuông vức. Sau đó cùng nhau thức cả đêm canh nồi bánh, sáng hôm sau mới vớt ra, ép cho dốc nước để bảo quản được lâu.

Tiếng pháo nổ đì đùng chính là dấu hiệu cho thời khắc giao thừa.

trẻ em đặc biệt thích thú và tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người.

Từ xưa đến nay, pháo được cho là có sức mạnh xua đuổi tà ma, chúng sẽ hoảng sợ trước những tiếng pháo nổ lớn. Pháo được sử dụng cho mục đích này tại hầu hết các sự kiện như đám cưới, đám tang, sinh nhật, mừng thọ,… đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán để xua đuổi ma quỷ cho một năm may mắn.

Trong ngày Tết, người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày Tết. Khi đến nhà ai chúc Tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một phong pháo để chúc mừng.

Ngày Tết Nguyên Đán là cơ hội để mọi người thể hiện sự yêu thương, quan tâm, gửi đến nhau những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất. Hiển nhiên, vào những ngày này, người lớn nên hạn chế la rầy trẻ em, hạn chế cãi vả nhau để tạo nên một không gian thuận hòa, gần gũi, nồng ấm trọn vẹn nhất. Những hiềm khích, mâu thuẫn nên tạm gác lại để thay bằng những lời thân thương, ấm lòng nhau nhằm tạo cho nhau sự thiện cảm, chan hòa cho cả một năm mới đến.

Như vậy, ngày Tết cổ truyền luôn luôn mang ý nghĩa vô cùng nhân văn và sâu sắc trong mỗi người Việt Nam chúng ta. Trong năm, ngày Tết luôn là ngày được mọi người háo hức, mong chờ, từ người lớn tuổi, những người đi làm đến những đứa trẻ. Nhưng ngày nay, có nhiều người cho rằng Tết không còn như xưa nữa có thực sự đúng không? Hãy chờ đón Tết, để trao cho Tết tất cả những hi vọng và niềm vui của một năm dài, đón một năm mới an lành, dành những điều tốt đẹp nhất cho gia đình.

Translate »
0886.383.666